Ngày nay, đồng đô la Mỹ (USD) hay còn gọi là tiền Mỹ kim là đồng tiền mạnh nhất trên thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với sự lưu thông của USD đang diễn ra mạnh mẽ trên hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Tiền Mỹ kim không chỉ được trao đổi phổ biến bên ngoài nước Mỹ mà một số quốc gia đã ràng buộc tiền tệ của họ với đồng đô la hoặc sử dụng nó làm tiền tệ chính thức của họ, đơn cử như Cambodia.

Đô La là gì ? Tên gọi Dollar có nguồn gốc từ đâu?

Từ “Dollar” được sử dụng để chỉ một loại tiền tệ và có nguồn gốc từ từ “Thaler” (đọc là “taller” trong tiếng Đức), một đồng tiền bạc được phát hành lần đầu vào thế kỷ 16 tại vùng Joachimsthal (nay là Jáchymov) ở Bohemia (nay là Cộng hòa Séc).

Đến đầu thế kỷ 18, những người cư dân của Thirteen Colonies (tức là 13 thuộc địa của Anh tại Bắc Mỹ), đã sử dụng đồng tiền Thaler có nguồn gốc từ Châu Âu và gọi nó là “Dollar”.

Từ đó, “Dollar” đã trở thành tên gọi chung cho đồng tiền của nhiều quốc gia. Đa phần các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền của riêng họ và gọi nó là “Dollar”.

Ví dụ, Canada có đồng tiền là “Canadian Dollar” (đô la Canada), Úc có đồng tiền là “Australian Dollar” (đô la Úc), New Zealand có đồng tiền là “New Zealand Dollar” (đô la New Zealand), v.v.

Tương tự như vậy, “Dollar Mỹ” (hay còn gọi là tiền Mỹ kim) là tiền chính thức của nước Hoa Kỳ.

Đô la Mỹ được sử dụng như đơn vị tiền tệ chính thức trong nước, và cũng là một trong những đồng tiền quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới. Khi người ta nói về “Dollar” họ thường đề cập đến đồng tiền mà Hoa Kỳ sử dụng.

Đặc điểm và vai trò trong kinh tế thế giới

Dollar Mỹ, viết tắt là USD (United States Dollar), là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ và đồng thời là một trong những đơn vị tiền tệ phổ biến nhất trên thế giới.

Đô la Mỹ thể hiện sức ảnh mạnh tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ, cũng như đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Dưới đây là một số đặc điểm và vai trò quan trọng của Dollar Mỹ trong kinh tế thế giới.

Mệnh giá và Cấu trúc tiền tệ

Dollar Mỹ được chia thành các đơn vị tiền tệ nhỏ bao gồm 1 cent (cent), 5 cents (nickel), 10 cents (dime) và 25 cents (quarter), và các tờ tiền giấy với các mệnh giá lớn hơn như 1 dollar, 5 dollars, 10 dollars, 20 dollars, 50 dollars và 100 dollars.

Mỗi tờ tiền đều có thiết kế và hình ảnh độc đáo, thể hiện các nhân vật lịch sử, các biểu tượng quốc gia và các hiện vật đặc trưng của Hoa Kỳ.

Tỷ giá hối đoái và sử dụng toàn cầu

Tỷ giá hối đoái của Dollar Mỹ biến đổi hàng ngày và được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm tình hình kinh tế, chính trị và tài chính của Hoa Kỳ và thế giới.

USD là đơn vị tiền tệ được chấp nhận rộng rãi trong giao dịch thương mại quốc tế, hợp đồng, lưu thông tiền tệ và các dịch vụ tài chính quốc tế. Điều này làm cho Dollar Mỹ trở thành đồng tiền “dự trữ” quốc tế, được nắm giữ bởi nhiều quốc gia và tổ chức như một phần của dự trữ ngoại hối của họ.

Ngân hàng phát hành và Quản lý chính sách tiền tệ:

Dollar Mỹ được in và phát hành bởi Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Tuy nhiên, quản lý chính sách tiền tệ của USD thuộc về Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve).

Federal Reserve là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ và có trách nhiệm điều chỉnh lãi suất, quản lý cung tiền và thực hiện các biện pháp khác để duy trì sự ổn định kinh tế cũng như kiểm soát và hạn chế hiện tượng lạm phát.

Vậy USD đã trải qua một hành trình lịch sử tiền tệ Mỹ như thế nào để có thể nắm giữ được vị tri như ngày hôm nay? Tôi sẽ tập trung phân tích từ mốc thời gian kể từ khi Mỹ sử dụng tiền mỹ kim cho tiền tệ quốc gia của mình.

Những bước tiến quan trọng để trở thành đồng tiền mạnh

Sự củng cố tiền tệ Mỹ

Sau sự lưu hành ngắn ngủi của tiền tệ lục địa, hệ thống tiền tệ của Hoa Kỳ là một mớ hỗn độn giữa tiền giấy tư nhân của các ngân hàng nhà nước, tiền xu đặc biệt của Kho bạc phát hành, tiền xu và các loại tiền giấy nước ngoài.

Sau cùng, sau cuộc nội chiến kết thúc, Cục dự trữ Liên Bang được thành lập, với tư cách là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ vào năm 1913 thông qua Đạo luật Cơ quan Dự trữ Liên bang.

Nhờ sự điều hành của Cục dự trữ Liên Bang mà đã giúp Mỹ giải quyết được vấn đề “hỗn loạn tiền tệ”, tích hợp và đơn giản hóa hệ thống tiền tệ bằng cách trở thành một ngân hàng trung ương duy nhất có quyền quản lý và phát hành tiền tệ. Đây cũng là nơi phát hành tờ tiền đô la mà chúng ta sử dụng ngày nay.

Chiến tranh thế giới thứ nhất – Vươn lên vị trí dẫn đầu

Vào khoảng năm 1870, Hoa Kỳ đã vượt qua Anh để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, London vẫn duy trì vị trí là trung tâm tài chính toàn cầu vào năm 1914. Và chỉ sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, đồng đô la Mỹ mới thực sự trở thành đồng tiền dẫn đầu thị trường tiền tệ quốc tế.

Trước đó, phần lớn các nước phát triển đã sử dụng quy ước cố định về quy đổi giá trị giữa đồng tiền quốc gia của họ với vàng như cách để ổn định giá trị tiền tệ. Tuy nhiên, Chiến tranh thế giới thứ nhất đã khiến nhiều quốc gia ngừng sử dụng vàng để thanh toán chi phí quân sự, dẫn đến mất giá đồng tiền của họ.

Trong khi nhiều nước từ bỏ bản vị vàng, Anh vẫn kiên quyết sử dụng bản vị này. Và sau một khoảng thời gian kinh tế trì trệ và suy yếu do chiến tranh dài kéo, nền kinh tế của Anh suy yếu và họ phải đi vay từ các nước tư bản khác, đặc biệt là Pháp bằng đồng đô la. Nhờ vào khoản vay này đã giúp đồng đô la Mỹ tăng thêm uy tín và không còn bị lép vế so với đồng bảng Anh.

Đồng đô la Mỹ tiếp tục tăng cường uy tín khi Anh từ bỏ bản vị vàng vào năm 1931, khiến các tài khoản ngân hàng giao dịch bằng đồng bảng Anh bị ảnh hưởng. Đến thời điểm này, đồng đô la Mỹ đã thay thế bảng Anh trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế hàng đầu.

Vị thế mới của đồng Dollar Mỹ

Giống như trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở chiến tranh thế chiến lần hai, Hoa Kỳ đã được hưởng lợi từ việc tham gia cuộc chiến muộn. Mỹ đã dành phần lớn thời gian đầu của cuộc chiến để vận chuyển hàng xuất khẩu cho Đồng minh và thu phần lớn vàng của họ để thanh toán.

Thời điểm Thế chiến II sắp kết thúc, các nhà lãnh đạo toàn cầu bắt đầu nghĩ về một hệ thống tài chính ổn định cho các giao dịch quốc tế.

Nguyên nhân là do bản vị vàng toàn cầu trong thương mại lúc bấy giờ đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụp đổ nghiêm trọng của cuộc Đại suy thoái năm 1930, cũng như sự thu lợi gần như là toàn bộ vàng trên thế giới từ cuộc chiến của Mỹ.

Vì vậy, thay vì dựa trên vàng, thì tiền tệ của các nền kinh tế tiên tiến dựa trên đồng đô la Mỹ. Đồng đô la vẫn được liên kết với vàng, có nghĩa là về mặt lý thuyết, các ngân hàng trung ương của chính phủ nước ngoài có thể đổi đô la đã đổi lấy vàng Mỹ bất cứ khi nào họ muốn.

Dưới hệ thống này – thỏa thuận sau chiến tranh được gọi là Bretton Woods – tỷ giá hối đoái với đồng đô la được cố định ở một mức giá nhất định.

Đồng tiền dự trữ quốc tế

Năm 1944, hơn 700 đại diện từ 44 quốc gia họp tại Bretton Woods, New Hampshire, Hoa Kỳ, và đưa ra thỏa thuận về Bretton Woods. Thỏa thuận này cho phép các quốc gia sử dụng đô la Mỹ để hỗ trợ tiền tệ của họ thay vì vàng, mở đầu cho việc đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền chuyển đổi chính trên thế giới và đồng tiền dự trữ quốc tế.

Mặc dù thỏa thuận tại Bretton Woods đã bị hủy bỏ từ lâu, đến nay, đồng đô la vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền dự trữ quốc tế, và được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch thương mại và tài chính quốc tế.

Ngoài đồng đô la Mỹ, có nhiều đồng tiền khác được xem là đồng tiền dự trữ thế giới như euro (EUR), yen Nhật Bản (JPY), bảng Anh (GBP), và yuan Trung Quốc (CNY). Tuy nhiên, hiện tại, đồng đô la Mỹ vẫn giữ vai trò chi phối là đồng tiền dự trữ chủ đạo trong thế giới tài chính.

Sức ảnh hưởng của Dollar hiện nay

Tỷ lệ phần trăm của USD trong thị phần kinh tế thế giới

Tính đến cuối năm 2022, đồng đô la đang ở mức cao nhất kể từ năm 2000, tăng giá 22% so với đồng yên, 13% so với đồng euro và 6% so với các loại tiền tệ của thị trường mới nổi kể từ đầu năm nay.

Việc đồng đô la mạnh lên nhanh chóng như vậy chỉ trong vài tháng có tác động kinh tế vĩ mô khá lớn đối với hầu hết các quốc gia, do sự thống trị mạnh mẽ của USD trong giao dịch thương mại và tài chính quốc tế.

Trong khi tỷ trọng của Mỹ trong xuất khẩu hàng hóa thế giới đã giảm từ 12% xuống còn 8% kể từ năm 2000, thì tỷ trọng của đồng đô la trong xuất khẩu thế giới đã giữ khoảng 40%.

Hiện tại, sự dự trữ đô la Mỹ đã chiếm hai phần ba tổng dự trữ quốc tế và có tầm ảnh hưởng đáng kể đến thị trường tiền tệ quốc tế với hiện tượng “đô la hóa”.

Khi đô la hóa lan rộng trong một quốc gia, luôn có những lợi thế và khó khăn mà đòi hỏi sự can thiệp sâu rộng và nghiêm túc của Chính Phủ để hiện tượng này nằm trong tầm kiểm soát.

Một trong những quốc gia có nền kinh tế đô la hóa nhiều nhất Châu á, nhưng vẫn có khả năng kiểm soát và tận dụng những lợi thế từ chúng chính là Campuchia

Nền kinh tế đô la hóa nhiều nhất châu Á – Campuchia
Tiền Đô La Mỹ và Tiền Riel

Sự lưu thông đồng USD vào Campuchia

Đô la hóa ở Campuchia không thuộc một trong những kế hoạch đã được đề ra bởi chính phủ Campuchia. Trong những năm khó khăn của thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ, niềm tin của công chúng vào đồng riel Khmer xuống mức thấp nhất.

Ngoài ra, cùng với việc trải qua một sự thay đổi trong hệ thống chính trị và kinh tế sang hệ thống chính trị đa đảng và kinh tế thị trường bắt đầu từ đầu những năm 1990, và sự xuất hiện của Cơ quan Chuyển tiếp Liên Hợp Quốc tại Campuchia vào năm 1992, viện trợ và đầu tư nước ngoài đã tăng đột biến.

Kể từ thời gian đó trở đi, Campuchia đã trải qua một giai đoạn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, tạo ra những thay đổi đáng kể trong nền kinh tế của quốc gia này. Sau khi chấm dứt cuộc chiến nội trong nước và xây dựng một chính phủ mới được hỗ trợ bởi cộng đồng quốc tế, Campuchia đã tiến hành những cải cách kinh tế để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.

Các doanh nghiệp này thường đầu tư vào các ngành công nghiệp, du lịch, chế biến nông sản và cơ sở hạ tầng. Vì vậy, một trong những tác động khác của việc mở rộng đô la hóa là chính là việc thúc đẩy sự xuất khẩu lao động từ các quốc gia láng giềng qua Campuchia.

Hiện nay, khoảng 84% giao dịch kinh tế được thực hiện bằng đô la, theo ước tính của Ngân hàng Quốc gia Campuchia, ngân hàng trung ương. Hầu hết các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng đô la, nhiều khoản lương của khu vực tư nhân được trả bằng tiền của Hoa Kỳ.

Chính vì điều này mà nhu cầu đổi tiền ngoại tệ cũng tăng cao. Người lao động xuất khẩu từ các quốc gia khác phải chuyển tiền về quê hương và ngược lại, các doanh nghiệp đầu tư vào Campuchia thường phải chuyển lãi về nước của họ.

Tiêu biểu cho việc chuyển đổi ngoại tệ ở Campuchia thường nằm ở các giao dịch ngoại tệ phổ biến là Việt Nam đồng (VND) – USD, Nhân dân tệ (CNY) – USD, RIEL – USD,… do sự trao đổi nguồn nhân lực dồi dào ở các nước láng giềng thân cận như Việt Nam, Trung Quốc, hay nhà đầu tư lớn như Mỹ.

Từ đây mà nhu cầu sử dụng và đổi tiền ngoại tệ đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây ở Campuchia, tạo ra một tình trạng phát triển trong ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng trong quốc gia.

Bắt kịp xu hướng này, Liberty Currency Exchange đã phát triển ứng dụng chuyển đổi tiền ngoại tệ với tỷ giá tốt nhất Campuchia, hoàn toàn miễn phí, tiện lợi và an toàn. Ứng dụng được thiết kế với giao diện thân thiện và tích hợp các công nghệ bảo mật hàng đầu để đảm bảo rằng giao dịch của bạn luôn an toàn và bảo mật.

TẢI APP TẠI

Cơ hội từ trong những thách thức

Kể từ đầu những năm 1990, không thể phủ nhận rằng việc đô la hóa cao đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khu vực tài chính phát triển và sự hội nhập của nền kinh tế Campuchia vào nền kinh tế thế giới. Điều này đã tạo ra thuận lợi cho dòng vốn FDI và hoạt động thương mại.

Cụ thể, đô la hóa đã thúc đẩy sự phát triển của khu vực tài chính ở Campuchia bằng cách cung cấp ngoại tệ vào các tổ chức tài chính trong nước. Điều này giúp ổn định giá cả và sức mua trong nền kinh tế vì ngoại tệ được sử dụng rộng rãi như một đơn vị tính toán, phương tiện trao đổi và kho lưu trữ giá trị.

Ngoài ra, đô la hóa còn tăng cường dòng vốn FDI và hoạt động thương mại bằng cách giảm thiểu rủi ro tỷ giá hối đoái cho các nhà đầu tư và các tác nhân kinh tế. Điều này đã tạo ra điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và kích thích hoạt động kinh doanh trong khu vực.

Nhìn chung, việc đô la hóa đã biến những thách thức thành cơ hội phát triển, đóng góp tích cực vào sự thăng tiến của nền kinh tế Campuchia và sự hội nhập của nước này vào nền kinh tế thế giới.

Song, chính phủ Campuchia cũng cần phải có những chính sách phù hợp để có thể cân bằng được sự lưu thông giữa đồng tiền quốc gia – Riel và đồng tiền ngoại tệ USD của người dân trong nước, để tạo được sự ổn định trong tiền tệ Campuchia.

Đô la hóa có thể mang đến thách thức hoặc cơ hội, và điều này phụ thuộc vào cách chính phủ của quốc gia đó đối mặt và quản lý hiện tượng này. Trong trường hợp của Campuchia, rõ ràng chính phủ đã đối mặt và kiểm soát đô la hóa khá hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Vị thế đô la trong tương lai gần

Nhìn chung, vị thế đồng đô la Mỹ trong hệ thống tiền tệ toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng và định hình tương lai của thị trường tài chính thế giới.

Đến ngày nay, đồng đô la Mỹ tiếp tục duy trì vị thế là đồng tiền mạnh và phổ biến nhất trên thế giới, được chấp nhận và sử dụng rộng rãi không chỉ trong giao dịch mua bán quốc tế mà còn trong các hoạt động tài chính và thương mại quốc tế.

Sự ổn định và phát triển của đồng đô la Mỹ sẽ tiếp tục đóng góp vào sự thịnh vượng của nền kinh tế Hoa Kỳ và hỗ trợ quá trình hội nhập kinh tế và tài chính toàn cầu.